NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM FILLER

NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM FILLER

Ngày đăng: 10/04/2023 09:53 PM

    Chất làm đầy filler là gì?
    Filler là chất làm đầy có cấu tạo từ Axit Hyaluronic – một thành phần chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người. Khi được tiêm vào cơ thể chũng sẽ lập tức tạo thành một khối mô dày dưới nếp nhăn hoặc vùng cần nâng đỡ để làm căng da mà không gây đau đớn.

    Thời gian tiêm chỉ kéo dài 15 – 20 phút thông qua việc bôi thuốc gây tê và tiêm ngay tại vị trí cần làm trẻ hóa da. Tiêm filler làm đẹp toàn diện được chứng minh là rất an toàn, không hề gây dị ứng hay biến chứng nguy hiểm cho người sử dụng.

     

    Trường hợp tiêm chất làm đầy filler
    – Những người có khiếm khuyết về gương mặt muốn có nét đẹp tự nhiên, cằm thon gọn, dáng mũi thanh tú.

    – Người không may có mũi to, gãy, sống mũi gồ ghề muốn có sống mũi thẳng, cao nhìn hài hòa với gương mặt.

    – Người trong giai đoạn lão hóa khi các nếp nhăn dần hình thành trên: trán, khóe mắt, bọng mắt… tiêm filler để lại lại nét thanh xuân cho gương mặt.

    – Những người muốn làm đẹp nhưng không muốn sử dụng dao kéo phẫu thuật.

    – Thích hợp với những người bận rộn không có nhiều thời gian thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ mất nhiều thời gian nghỉ ngơi.

     

    Những lưu ý khi tiêm chất làm đầy filler làm đẹp toàn diện
    Mặc dù tiêm filler làm đẹp toàn diện rất an toàn nhưng nếu không sử dụng đúng chúng vô tình sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và vẻ đẹp của bạn. Vì thế, bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây trước khi tiêm chất làm đầy filler.

    – Biết chính xác nguồn gốc và hạn sử dụng của filler.

    – Không sử dụng các hộp filler đã mở sẵn, không có tem bảo vệ.

    – Sử dụng chất làm đầy filler nằm trong danh sách được phép sử dụng của Bộ Y tế. Hiện nay, chất làm đầy được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam là Restylane và đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận là an toàn.

    – Mỗi loại chất làm đầy có thời gian hiệu quả là khác nhau (6- 12 tháng), vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn kéo dài hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

    – Một số chất làm đầy chỉ dùng cho một vùng nhất định, vì thế bạn nên hỏi bác sĩ trước khi tiêm nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

    – Filler không thích hợp tiêm trong trường hợp phụ nữ có thai, đang cho con bú hay mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường…

    – Lựa chọn địa chỉ tiêm filler uy tín, an toàn để kết quả đúng như mong muốn.

     

    Một số điều nên biết về phương pháp tiêm filler 
    Sau khi đã hiểu cơ bản filler là gì, dưới đây là một số điều bạn cũng nên biết về phương pháp tiêm filler trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này.

    2.1. Các ứng dụng và ưu điểm 
    Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ giúp các nàng đối phó với tình trạng da bị lão hóa và mất đi sự tươi trẻ, căng mịn theo thời gian. Cụ thể, có thể kể đến một số ứng dụng của phương pháp này như sau: 

    - Làm đầy và làm căng má.

    - Xóa hay làm mờ đi các nếp nhăn trên khuôn mặt.

    - Giảm trũng cho vùng da dưới mắt. 

    - Làm mờ sẹo.

    - Làm đầy môi, tạo hình môi đẹp, tạo sự căng mọng cho môi.

    - Nâng chân mày, nâng cao cũng như làm thon gọn mũi. 

    - Giúp làm đầy vành tai. 

     

    Về ưu điểm, phương pháp tiêm filler không phẫu thuật, không cần xâm lấn, có độ an toàn cao cũng như không gây ra đau đớn. Cùng với đó, quá trình tiêm cũng diễn ra nhanh chóng (chỉ kéo dài trong khoảng từ 15 phút đến 20 phút) và không mất nhiều thời gian hồi phục. Ngay sau khi tiêm, người sử dụng đã có thể sinh hoạt một cách bình thường và nhận thấy ngay hiệu quả.  

    2.2. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải 
    Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của phương pháp tiêm filler có thể xuất hiện tại vị trí tiêm. Cụ thể, đó là tình trạng mẩn đỏ, sưng tấy, bầm tím hay phát ban và chúng có thể biến mất trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 14 ngày.

    Ngoài ra, việc áp dụng không đúng kỹ thuật khi tiêm còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: 

    - Vùng da được tiêm filler có thể bị viêm nhiễm, gây đau đớn.

    - Có thể bị hoại tử.

    - Rò rỉ chất làm đầy tại các vị trí tiêm. 

    - Xung quanh vị trí được tiêm có thể nổi những nốt sần hay khối u nhỏ.

    - Các chất làm đầy có hiện tượng di chuyển từ vùng này sang vùng khác. 

    - Tắc mạch máu.

    2.3. Trường hợp tiêm filler và một số đối tượng không nên tiêm
    Những người nên tiêm filler đó là:

    - Đang trong giai đoạn lão hóa da với sự hình thành của các nếp nhăn ở trán, khóe mắt, bọng mắt,... 

    - Có khiếm khuyết trên gương mặt và mong muốn được sở hữu cằm thon gọn, mũi thẳng, cao,... 

    - Không muốn dùng dao kéo trong phẫu thuật nhưng vẫn có nhu cầu muốn làm đẹp.

    Mặt khác, một số đối tượng sau đây không nên sử dụng các chất làm đầy để làm đẹp:

    - Bị rối loạn đông máu.

    - Đang mang thai hoặc đang cho con bú. 

    - Bị các căn bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch,... 

    - Da dễ để lại sẹo.

    - Da đang bị viêm bởi mụn bọc,phát phát ban, mề đay,...